Nguyên tắc định khoản kế toán nhanh và chính xác - Lawkey
Published by Massage Is Healthy on October 26th, 2018
Định khoản kế toán là một công việc thường xuyên của một kế toán viên trong doanh nghiệp. Khi học tại trường các bạn sinh viên thường chỉ được dạy một số trường hợp định khoản mẫu, đến khi đi làm, hầu hết các bạn sẽ bỡ ngỡ khi gặp các tình huống phát sinh và không biết nguyên tắc định khoản kế toán trong dịch vụ kế toán báo cáo thuế là như thế nào sẽ chia sẻ một số mẹo đơn giản để giúp bạn về nguyên tắc định khoản cực nhanh và chính xác :
1. Các nguyên tắc cần nhớ:
– TK loại 1;2;6;8: Phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có;
– TK loại: 3;4;5;7: Ngược lại, Ps tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ.
2. Số dư tài khoản.
Trừ một số trường hợp đặc biệt có số dư hai bên, các tài khoản thường có số dư như sau:
– TK loại 1;2 có số dư bên Nợ;
– TK loại 3;4 có số dư bên Có;
– TK 5;6;7;8 không có số dư (đây là TK dùng để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, phát sinh bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu do đó số dư = 0).
3. Xem lại sổ Nhật ký chung của Công ty các năm trước.
– Các công ty thường có nghiệp vụ phát sinh các năm giống nhau, tham khảo lại file Nhật Ký Chung năm trước bạn sẽ biết ngay là nghiệp vụ này năm ngoái anh chị kế toán đã nhập vào tài khoản nào, chỉ cần làm giống như vậy là ok. Quá đơn giản phải không.
4. Tài khoản 138, 338.
– Khi đứng trước 1 nghiệp vụ khó, bạn chưa gặp bao giờ, tra sổ NKC năm ngoái cũng không có… làm thế nào bây giờ ? hãy sử dụng tài khoản 138, 338…Như nói ở trên, tài khoản này là lưỡng tính, có thể có số dư ở hai bên, hãy đưa "tạm" vào các tài khoản này. Nhiệm vụ xử lý nghiệp vụ này sẽ thuộc sự cân nhắc của "kế toán tổng hợp" hoặc kế toán trưởng.
5. Hãy xem kỹ Hướng dẫn chế độ kế toán.
– Dù hạch toán có nhanh lẹ kiểu nào thì cũng phải đúng chế độ kế toán. Mọi kiểu nghiệp vụ sẽ có hướng dẫn ở chế độ kế toán , bạn nên tham khảo các tài liệu này vì chúng sẽ hướng dẫn bạn một cách đúng đắn nhất. Nếu bạn chưa rõ có thể tham gia.