Huyết áp cao, huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì cho tốt, ổn định

Người bị huyết áp thấp nên ăn các loại trái cây như nho, táo, dâu tây, chanh, mía, lựu, dứa, nên ăn các loại hoa quả rau củ như húng quế, hạnh nhân, gừng, nhân sâm, củ cải đường. Huyết áp thấp không nên ăn uống các loại cà tím, cần tây, dưa hấu, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương, đồ uống có cồn…

Người bị huyết áp cao thì nên ăn quýt, ô mai, táo tây, dưa hấu, chuối tiêu, yến mạch… không nên ăn mặn, ăn cay, hạn chế thức ăn nhiều năng lượng, nhiều dầu mỡ, protein động vật…

Huyết áp là gì do đâu mà có – Tăng huyết áp, tụt huyết áp là gì

Dàn ý nội dung bài viết tại đây

  • A. Bị cao huyết áp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
  • I. Người bị huyết áp cao (tăng huyết áp) nên ăn gì tốt?
  • 1. Huyết áp cao nên ăn hoa quả gì?
  • 2. Huyết áp cao nên ăn rau củ gì cho huyết áp ổn định
  • 3. Một số loại thực phẩm khác tốt cho người cao huyết áp
  • 4. Cao huyết áp nên uống nước gì thì tốt?
  • II. Người huyết áp cao phải kiêng ăn gì để giữ huyết áp ổn định
  • B. Bị tụt huyết áp (huyết áp thấp) nên ăn gì và kiêng gì?
  • I. Bệnh nhân huyết áp thấp (tụt huyết áp) nên ăn gì?
  • 1. Bị huyết áp thấp nên ăn trái cây gì?
  • 2. Người huyết áp thấp nên ăn hoa quả, rau củ gì?
  • 4. Tụt huyết áp nên uống nước gì thì tốt, huyết áp ổn định
  • II. Người tụt huyết áp không nên ăn gì?
  • A. Bị cao huyết áp nên ăn gì và kiêng ăn gì?

    Huyết áp là một trong những căn bệnh gây ra những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của người bệnh. Do đó từ khi vừa phát hiện ra bệnh, bạn nên nhanh chóng điều trị để ngăn chặn kịp thời tránh những hậu quả nặng nề hơn.

    Trong quá trình điều trị, chế độ ăn uống cũng là một yếu tố rất quan trọng để tăng cường sức khoẻ, giảm bớt triệu chứng cho bệnh nhân huyết áp. Vậy huyết áp thấp nên ăn gì, người bệnh tăng huyết áp nên ăn gì và kiêng ăn gì? Cùng chứng tôi tìm hiểu chi tiết qua những thông tin dưới đây nhé!

    I. Người bị huyết áp cao (tăng huyết áp) nên ăn gì tốt?

    Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, bệnh cao huyết áp là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ hai sau ung thư và cao nhất trong nhóm các bệnh tim mạch. Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ người mắc cao huyết áp chiếm 30% dân số thế giới. Việc phát hiện và kiểm soát loại bệnh này còn rất hạn chế nên người ta gọi nó là “kẻ giết người thầm lặng".

    Nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt và hầu như không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống.

    Bác sĩ Nguyệt khuyên bệnh nhân đã được thầy thuốc chẩn đoán xác định bị cao huyết áp nên tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt, theo dõi thường xuyên và giữ nhịp độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp. Cụ thể trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý đảm bảo:

    Bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch – Huyết Áp giỏi ở Tphcm

    – Chất đạm: Từ 0,8 đến 1 g protein cho một kg cân nặng.

    – Chất béo từ 25 đến 30 g. Nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương.

    – Chất bột đường từ 300 đến 320 g.

    – Muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm) không quá 6 g.

    – Chất xơ từ rau, củ, quả khoảng 30 đến 40 g (tương đương từ 300 đến 500 g rau).

    – Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo. Nói chung, mỗi ngày không nên dùng hơn 250 mg cholesterol từ các loại thực phẩm.

    Huyết áp cao, huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì cho tốt, ổn định

    1. Huyết áp cao nên ăn hoa quả gì?

    Quả quít

    Nước quít có nhiều vitamin C (25-40mg trong 100g), citric acid, các chất đường và hàng chục hoạt chất sinh học khác thiết yếu đối với cơ thể.

    Với những người bị tăng huyết áp do viêm gan mạn tính, trái quít có tác dụng tăng cường khả năng giải độc của gan, xúc tiến quá trình chuyển hóa cholesterol và dự phòng xơ vữa động mạch.

    Sau mỗi bữa cơm, ăn thêm 1 trái quít không những có tác dụng kích thích tiêu hóa, mà còn có thể tiêu trừ tình trạng rối loạn tiêu hóa do huyết áp tăng cao.

    Ô mai

    Đối với những người cao huyết áp dẫn đến váng đầu, chóng mặt và khó ngủ, buổi tối trước khi nằm ngủ nên dùng 3 trái ô mai, hãm nước sôi, pha thêm đường vào uống.

    Có tác dụng hạ huyết áp, giúp ngủ ngon và làm giảm các triệu chứng “bốc hỏa" – gây váng đầu, chóng mặt. Lưu ý: Hiện nay, ở các cửa hàng Đông Nam dược ít khi có bán vị ô mai. Bạn có thể đến cửa hàng ô mai, mua loại ô mai mơ mặn, thay thế.

    Táo tây (apple)

    Chứa hơn 10 loại dinh dưỡng như axit malic, axit citric, vitamin A, B, C… ăn táo có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và chống xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu gần đây cho biết: táo có tác dụng điều hòa huyết áp tốt đối với những người thích ăn mặn, người bị huyết áp cao.

    Dưa bở

    Có tác dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt, tiêu đờm và trừ phiền. Có thể sử dụng như một loại “thuốc" đối với những người bị tăng huyết áp, kèm theo các chứng trạng: đầy tức ở vùng ngực, chóng mặt, hoa mắt (theo Đông y, các triệu chứng đó là do đàm nhiệt gây nên).

    Cũng có thể áp dụng bài thuốc: Dây dưa bở, dây dưa chuột, dây dưa hấu, mỗi thứ đều 15g khô, đem sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều trong ngày.

    Dưa hấu

    Có thể sử dụng để chữa tăng huyết áp, đặc biệt là đối với những người tạng nhiệt, đại bí kết, tiểu tiện sẻn đỏ. Hàng ngày có thể dùng vỏ dưa hấu khô 15g ( hoặc vỏ tươi 50g), hạt muồng 9g, đun nước uống thay trà hàng ngày.

    Người bị huyết áp cao nên ăn dưa hấu

    Chuối tiêu

    Có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm cholesterol máu. Người bị tăng huyết áp hàng ngày nên ăn chuối tiêu 3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Ăn liên tục khoảng một tháng, huyết áp sẽ giảm xuống rõ ràng.

    Các nghiên cứu đã phát hiện thấy: tác dụng hạ huyết áp đó có liên quan đến hàm lượng chất kali chứa trong quả chuối và tỉ lệ bị tai biến mạch máu não do huyết áp lên cao ở những người thường xuyên ăn chuối thấp hơn ở những người không ăn chuối khoảng 23,6%.

    Để làm giảm cholesterol máu, hàng ngày nên lấy vỏ chuối (chú ý lấy cả cuống) 30-60g sắc uống; liên tục trong 10-12 ngày, hàm lượng cholesterol có thể đã giảm xuống thấy rõ.

    Quả dứa

    Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong trái dứa có một số loại enzym (men) có tác dụng xúc tiến phân giải các chất đạm, cải thiện tuần hoàn máu và tiêu thũng.

    Người bị tăng huyết áp thường xuyên ăn dứa hoặc uống nước dứa có tác dụng điều hòa huyết áp, dự phòng phù thũng do tăng huyết áp và ngăn chặn sự hình thành các huyết khối gây nghẽn tắc mạch máu.

    Quả hồng

    Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, quả hồng có tác dụng chống xơ vữa động mạch và làm giảm huyết áp. Hàng ngày có thể dùng quả hồng tươi ép lấy nước cốt, hòa với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần mỗi lần nửa chén. Có tác dụng hạ huyết áp và phòng “trúng phong" (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.

    Đối với những người trong vườn có trồng cây hồng hàng ngày có thể dùng 10-15g lá hồng khô sắc uống thay trà. Từ thời xưa người Nhật có tập quán dùng “trà lá hồng" để dưỡng sinh và phòng trị bệnh tật.

    Theo các nghiên cứu hiện đại, lá hồng có tác dụng diệt khuẩn, hạ huyết áp, tăng độ bền thành mạch máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch; dùng để chống mất ngủ, giảm béo, chữa bệnh bệnh tim và động mạch vành tim, tiểu đường…

    Theo kết quả nghiên cứu của Viện u bướu Trung Quốc, lá hồng còn có tác dụng phòng chống ung thư: hàng ngày dùng 15g lá hồng uống thay trà có tác dụng trị liệu tương đối tốt đối với bệnh ung thư thực quản.

    Người bị huyết áp cao nên ăn quả hồng

    Có thể tự chế “trà lá hồng" theo cách như sau: Từ khoảng trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 9, hái lá hồng về, buộc thành từng chuỗi, đem nhúng vào nước nóng 85oC trong 15 phút, lấy ra nhúng vào nước lạnh, sau đó đem hong khô trong bóng mát (không phơi nắng), khi lá hồng khô thì vò vụn là được “trà lá hồng"; khi uống có thể hãm với nước sôi như pha trà.

    Là thứ quả có công dụng thanh nhiệt, trấn tĩnh và giáng áp, rất có lợi cho những người bị cao huyết áp có kèm theo các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, hay hồi hộp trống ngực. Mỗi ngày nên ăn đều đặn từ 1- 2 quả hoặc ép lấy nước cốt uống.

    Nho

    Nho rất tốt cho người bị cao huyết áp, kể cả nho tươi hoặc nho khô, vì trong thành phần có chứa nhiều muối Kali nên có công dụng giảm áp, lợi niệu và bồi phụ lượng Kali mất đi do dùng các thuốc lợi tiểu Tây y.

    Việt quất

    Các loại quả mọng, nhất là việt quất, rất giàu chất tự nhiên flavonoid. Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa bổ sung flavonoid và huyết áp công bố trên The American Journal of Clinical Nutrition năm 2011 cho thấy, thường xuyên bổ sung flavonoid có thể giúp ngăn ngừa cao huyết áp hiệu quả.

    Ngoài việt quất, bạn có thể thêm quả mâm xôi, dâu tây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nếu muốn giảm huyết áp.

    Lựu

    Một nghiên cứu kết luận rằng uống một cốc nước lựu mỗi ngày/lần trong 4 tuần sẽ giúp hạ huyết áp trong thời gian ngắn. Nếu không muốn uống nước ép, bạn có thể ăn lựu nguyên chất. Hiệu quả mang lại cũng tương tự.

    2. Huyết áp cao nên ăn rau củ gì cho huyết áp ổn định

    Khoai tây

    Trong thành phần của khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Đồng thời, trong khoai tây giàu chất xơ rất cần trong khẩu phần mỗi bữa ăn của gia đình bạn.

    Thưởng thức một củ khoai tây nướng như một món ăn chính trong bữa tối thay vì ăn những đồ ăn chứa bơ béo, muối, kem chua bằng sữa chua hay các món sốt nóng.

    Huyết áp cao nên ăn rau củ gì cho huyết áp ổn định

    Củ cải đường (củ dền)

    Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe của những người mắc bệnh cao huyết áp đều được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép từ củ cải đường. Ngoài ra, thành phần nitrat trong nước ép từ củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp chỉ trong 24h.

    Bạn có thể ép củ cải đường lấy nước uống hay đơn giản, bạn nấu chín củ cải đường để ăn. Thật tuyệt khi được thưởng thức củ cải nướng, hay các món chế biến từ củ cải như món hầm và khoai tây chiên.

    Bạn nên thận trọng khi sử dụng củ cải đường trong chế biến các món ăn vì màu đỏ đậm của củ cải có thể bám bẩn lên tay, lên quần áo.

    Rau cần tây

    Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.

    Rau cần còn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ có tác dụng trấn tĩnh bảo vệ mạch máu, tăng cường phát triển xương, chống thiếu máu thiếu sắt.

    Rau cải thìa: tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc… Cải thìa có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.

    Rau diếp

    Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp.

    Rau diếp thường dùng ăn sống nên phải chú ý gieo cấy sạch và rửa sạch trước khi ăn để tránh bị tiêu chảy.

    Tỏi

    Tỏi là một thứ thuốc diệu kỳ cho tim. Nó có tác dụng có lợi trên hệ tim mạch bao gồm huyết áp. Tỏi có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hằng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm dấm, hay uống 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường. Tỏi tương đối dễ sử dụng: cho vào đồ nấu, nước chấm và đặc biệt là tỏi ngâm giấm.

    12 tác dụng của tỏi đen với sức khỏe và 5 cách sử dụng tỏi đen

    Tỏi là một thứ thuốc diệu kỳ cho tim.

    Đậu Hà Lan và đậu xanh

    Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người tăng huyết áp. Hằng ngày nên dùng giá đậu Hà Lan 1 nắm rửa sạch rồi ép lấy nước uống, hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên.

    Dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới ăn; hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống tăng huyết áp.

    Hành tây

    Trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp của Catecholamine, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp.

    Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều Rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.

    Mộc nhĩ đen (thường gọi mộc nhĩ)

    Mộc nhĩ thích hợp cho các bệnh tăng huyết áp, băng huyết, thiếu máu, đau răng, mất ngủ, viêm amidan. Mộc nhĩ chứa nhiều kali nên rất thích hợp cho người bệnh tăng huyết áp.

    Chất keo trong mộc nhĩ có tính kết dính mạnh, có tác dụng kết hút các chất cặn thừa trong cơ thể, bài thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Glucoxit purin trong mộc nhĩ làm giảm khả năng tắc mạch máu não do tăng huyết áp gây nên.

    Cà chua

    Có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và hạ áp. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P. Nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống, bạn sẽ có khả năng phòng chống tăng huyết áp, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

    Cà chua có thể làm được nhiều món, nhưng người bị tăng huyết áp không nên dùng xốt cà chua (cà chua hộp) vì có nhiều muối.

    24 tác dụng của cà chua, tác dụng của mặt nạ cà chua với da mặt

    Cà rốt

    Cà rốt có nhiều chất xơ và một phức hợp các chất có lợi cho huyết áp. Nếu uống 100ml nước ép cà rốt tươi, hai lần mỗi ngày trong 30 ngày sẽ thấy được tác dụng làm hạ huyết áp của nó.

    Hoặc đun 600ml nước với 10g Cà rốt uống hàng ngày. Ngoài ra, trong cà rốt còn có một chất bổ mắt là beta-caroten.

    Tác dụng của cà rốt sống, luộc với da mặt, sức khỏe và giảm cân

    Dưa chuột

    Chứa nhiều muối Kali, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, lợi niệu và giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp về mùa hè. Nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp nhưng chú ý không cho quá nhiều muối.

    Tăng huyết áp nên ăn dưa chuột giúp huyết áp ổn định

    Nấm hương

    Nấm hương rất tốt cho các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thừa mỡ trong máu… Nấm hương chứa nhiều kali, ít natri và chứa chất có tác dụng khống chế lượng cholesterol trong máu và trong gan, ngăn chặn quá trình xơ cứng động mạch.

    Nấm hương là thực phẩm trị liệu thích hợp với các chứng bệnh như: xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường do thừa cholesterol gây nên.

    Cà tím

    Cà tím hàm chứa nhiều vitamin E và P giúp nâng cao sức đề kháng của vi mạch huyết quản, chống xuất huyết.

    Các chất kiềm trong cà tím giúp giảm bớt lượng cholesterol trong máu, có tác dụng phòng chống bệnh về van tim rất tốt. Vì vậy cà tím là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch não, mạch vành…

    Rau muống

    Trong rau muống có chứa nhiều canxi có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu thành mạch, giúp làm hạ huyết áp trong giới hạn bình thường. Do vậy, rau muống là thực phẩm cần thiết cho người cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

    Cải cúc

    Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ HA. Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao HA có kèm theo đau và nặng đầu.

    Măng lau

    Công dụng của măng lau là hoạt huyết, thông tràng vị, chống phiền khát và khai hung cánh (thoải mái lồng ngực). Nhiều nghiên cứu cho thất rằng măng lau có tác dụng trừ mệt mỏi, giúp tăng cường thể lực, làm giãn mạch, lợi niệu, cường tim, chống ung thư rất thích hợp cho người bị xơ vữa động mạch và cao huyết áp.

    3. Một số loại thực phẩm khác tốt cho người cao huyết áp

    Các loại hạt

    Ngoài kali, các loại hạt còn chứa magiê và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối. Hạt hướng dương, hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí có thể dùng như một bữa nhẹ dinh dưỡng.

    Huyết áp cao, huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì cho tốt, ổn định

    Yến mạch

    Cao huyết áp nên ăn gì? Thực đơn chắn chắn sẽ không thể thiếu yến mạch với hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo và muối. Ăn bột yến mạch cho bữa ăn sáng là một cách tuyệt vời để tiếp nhiên liệu cho ngày mới.

    Tác dụng của bột yến mạch với sức khỏe trẻ nhỏ, giảm cân, đắp mặt

    Gia vị hỗn hợp

    Gia vị hỗn hợp như thì là, hạt thì là, kinh giới (họ bạc hà), tiêu đen, húng quế, gừng,… có chứa những hoạt chất có lợi cho huyết áp. Tùy món ăn, hãy chế biến chúng cho hợp khẩu vị.

    Chocolate đen

    Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy ăn 100g chocolate đen mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

    Chocolate đen chứa hơn 60% chất ca cao rắn và ít đường hơn chocolate thông thường. Bạn có thể thêm chocolate đen vào sữa chua hoặc ăn chocolate cùng với trái cây như dâu tây, quả việt quất hoặc quả mâm xôi như một món tráng miệng lành mạnh.

    Dầu ô liu

    Dầu ô liu chứa polyphenol, là các hợp chất chống viêm có thể giúp làm giảm huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Mỹ cho thấy, khi kết hợp các loại chất béo chưa bão hòa chứa nhiều trong dầu ô liu và các loại rau tươi có thể tạo ra một loại axit béo giúp hạ huyết áp.

    Dầu oliu làm từ gì, dầu oliu có tác dụng gì với làm đẹp, nấu ăn

    Cá béo

    Cá là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá béo như cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm nồng độ triglyceride “xấu" trong máu.

    Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng hạ huyết áp.

    Tác dụng của omega 3 với làn da, với bà bầu, phụ nữ và trẻ em

    4. Cao huyết áp nên uống nước gì thì tốt?

    Nước chè xanh

    Uống chè xanh là cách đơn giản và hiệu quả giúp hạ huyết áp nhanh chóng. Uống chè xanh trong thời gian dài có thể hạ thấp nguy cơ tăng huyết áp trên 40%.

    Chè xanh chứa chất flavonoid có tác dụng chống lại nguy cơ bị đột quỵ, tim mạch. Đây là những biến chứng do huyết áp cao gây ra.

    Trong chè xanh còn có lượng lớn chất tannin hỗ trợ niêm mạc ống tiêu hóa, giúp các vi khuẩn có ích tại đường ruột hoạt động tốt hơn. Chè xanh giúp hạ huyết áp hiệu quả, giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch và đột quỵ

    Nước chè xanh tốt cho người cao huyết áp

    Chè xanh có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe. Nước chè xanh giúp giảm xơ vữa động mạch và giảm lượng mỡ xấu cholesterol trong máu, hạn chế đông nghẽn mạch.

    Người bị bệnh cao huyết áp nên uống trà xanh để hạ huyết áp. Mỗi ngày nên uống khoảng 600ml chè xanh để cải thiện tình trạng bệnh.

    Nước ép cần tây

    Cần tây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Một số chất trong cần tây có tác dụng gây giãn mạch và làm chậm nhịp tim, làm giảm lipid máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

    Với tác dụng giãn mạch và làm chậm nhịp tim, nước ép cần tây là loại nước uống giúp điều trị huyết áp cao hiệu quả. Đặc biệt, tác dụng này của cần tây không ảnh hưởng ở người có huyết áp bình thường.

    Ngoài ra, nước ép cần tây cũng có tác dụng lợi tiểu và loại bỏ các chất độc tồn đọng trong cơ thể. Sử dụng nước cần tây đều đặn sẽ có tác dụng rõ rệt với tình trạng của người huyết áp cao.

    Nước dừa

    Nước dừa chứa lượng vitamin và các khoáng chất dồi dào, là loại nước nước giải khát tuyệt vời. Nước dừa có hàm lượng đường thấp hơn hẳn các loại nước giải khát thông thường nhưng lại chứa lượng lớn canxi, chloride và đặc biệt là kali, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

    Tác dụng của nước dừa tươi, uống nước dừa nhiều có tốt không

    Nước dừa rất giàu kali và axit lauric có tác dụng điều hòa huyết áp. Nhờ đặc điểm giàu kali và axit lauric, nước dừa có tác dụng điều hòa huyết áp hiệu quả, giúp duy trì sức khỏe tim mạch bởi khả năng ổn định chỉ số cholesterol và giảm mỡ máu.

    Nước dừa giàu vitamin và các dưỡng chất còn giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, cân bằng sức khỏe tim mạch và hệ thần kinh. Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý không uống nhiều hơn 3 trái dừa và tránh uống vào buổi tối.

    Sữa

    Sữa là loại thức uống khác mà người bị cao huyết áp nên uống. Sữa tươi có chứa nhiều canxi và kali. Đây là hai khoáng chất có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

    Người bị huyết áp cao nên sử dụng sữa tươi ít béo và không béo thay vì sữa tươi nguyên chất. Ngoài việc uống sữa, sử dụng các thực phẩm từ sữa như sữa chua cũng có tác động tích cực đến sức khỏe người bệnh.

    Sữa là loại thức uống khác mà người bị cao huyết áp nên uống.

    Trà bụt giấm

    Nhiều nghiên cứu chứng minh trà bụt giấm hay trà bụp giấm (được chiết xuất từ hoa râm bụt) có tác dụng điều hòa huyết áp nhanh chóng và hiệu quả.

    Trà bụt giấm có chứa chất anthocyanin và lượng chất chống oxy hóa dồi dào có vai trò tăng giãn nở mạch máu. Các mạch máu không bị thu hẹp sẽ giúp giảm huyết áp. Người bị huyết áp cao nên uống trà bụt giấm 3 lần mỗi ngày để cải thiện tính trạng huyết áp tăng.

    Nước ép củ cải đường

    Củ cải đường chứa hàm lượng kali và folate cao, đóng vai trò quan trọng trong việc hạ huyết áp. Hơn nữa, củ cải đường còn chứa nitrate, được chuyển đổi thành nitrit lúc ăn. Nitrit giúp giãn mô cơ trơn và làm tăng cường lưu lượng máu, từ đó giúp hạ huyết áp.

    Các nhà khoa học đã đưa ra lời khuyên, bệnh nhân huyết áp cao nên uống 1-2 cốc nước ép củ cải đường mỗi ngày. Điều này giúp giảm huyết áp ngay lập tức (trong vòng 1 giờ tiêu thụ) và duy trì huyết áp ổn định lâu dài.

    Nước lọc

    Nước lọc tinh khiết là một trong những lựa chọn đơn giản, rẻ, có lợi cho sức khỏe và hiệu quả nhất trong điều trị cao huyết áp. Sự mất nước mãn tính khiến mạch máu bị co khít lại, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và kết quả là huyết áp tăng vọt.

    Do vậy, cần bổ sung nước đầy đủ, mỗi ngày nên uống khoảng 5 ly nước (tương đương với khoảng 1,5 – 2l nước).

    Nước ép cà rốt

    Nước ép cà rốt là thức uống cực tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, nhất là những người có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Nước ép cà rốt giúp làm mềm thành mạch, dự phòng rối loạn vi tuần hoàn, tình trạng dễ gặp ở người cao huyết áp. Theo đó, người bệnh cao huyết áp nên uống 1-2 cốc nước ép cà rốt mỗi ngày.

    Ca cao

    Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong ca cao chứa những hợp chất có tác dụng giảm axit nitric, giãn thành mạch máu, giúp phòng ngừa và điều trị huyết áp cao hiệu quả. Ca cao có thể thay thế statin (một loại thuốc giúp giảm lượng cholesterol trong máu) trong việc điều trị căn bệnh cao huyết áp.

    Bên cạnh đó, những dược phẩm được bào chế từ ca cao có thể là một liệu pháp tự nhiên tốt hơn statin trong việc điều trị huyết áp cao. Do vậy, người bị cao huyết áp nên uống ca cao thường xuyên sẽ giúp ích trong việc điều trị bệnh.

    II. Người huyết áp cao phải kiêng ăn gì để giữ huyết áp ổn định

    Tránh ăn mặn: Trong muối ăn có natri làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh và tăng huyết áp. Do vậy, người huyết áp cao nên kiêng ăn mặn.

    Tránh thức ăn cay và thức ăn tinh: Thức ăn có vị cay hoặc thức ăn tinh (bột mỳ, các loại bánh ngọt…) đều làm cho việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón. Khi đại tiện khó khăn huyết áp sẽ tăng, từ đó có nguy cơ xuất huyết não.

    Người huyết áp cao phải kiêng ăn gì để giữ huyết áp ổn định

    Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng: Thức ăn chứa nhiều năng lượng như đường glucô, đường mía, chocolate… sẽ dẫn đến béo phì. Tỷ lệ người béo phì bị cao huyết áp nhiều hơn so với người có huyết áp ở mức ổn định. Do đó, người cao huyết áp nên hạn chế ăn những thức ăn nhiều năng lượng.

    Tránh ăn nhiều mỡ: Ăn nhiều thực phẩm chiên rán và thịt mỡ làm cho hàm lượng mỡ trong máu tăng cao, từ đó khiến động mạch xơ cứng, gây tăng huyết áp. Do đó, người bệnh nên tránh ăn thức ăn này.

    Không nên ăn nhiều thịt gà: Thịt gà có dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, đặc biệt là người cao huyết áp cần hạn chế sử dụng.

    Rượu: Rượu khi đi vào cơ thể khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Người bị nghiện rượu có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch và huyết áp cao.

    Trà đặc: Trà đặc, đặc biệt là hồng trà dặc có chứa nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, bất an, mất ngủ, tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao. Vậy nên người bị cao huyết áp không nên uống trà đặc. Nếu bạn không thể từ bỏ trà đặc có thể thay thế bằng trà xanh, nhiều tài liệu đã chỉ ra công dụng của trà xanh tốt trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp.

    Protein động vật: Đó là các phủ tạng động vật như gan, tim, bầu dục … vì các thực phẩm này dễ sinh ra độc tố khiến huyết áp bất ổn. Với người bị cao huyết áp,có thể bổ sung các loại tôm, cá, và các loại rau quả tươi.Thức ăn có nhiều năng lượng.

    B. Bị tụt huyết áp (huyết áp thấp) nên ăn gì và kiêng gì?

    I. Bệnh nhân huyết áp thấp (tụt huyết áp) nên ăn gì?

    Theo Zenlife Yoga, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh huyết áp thấp. Đây là căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện nay. Nếu không áp dụng các biện pháp phòng tránh và chữa trị thì bệnh cũng nguy hiểm không kém gì cao huyết áp.

    1. Bị huyết áp thấp nên ăn trái cây gì?

    Nho

    Nho là loại trái cây tuyệt ngon – món khoái khẩu của rất nhiều người. Không những thế, loại quả nhỏ xinh này còn có tác dụng bổ máu rất tốt, điều mà bệnh nhân huyết áp thấp luôn mong mỏi.

    Theo Đông Y, nho có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, tim, gan và nâng cao sức đề kháng rất tốt.

    Bị tụt huyết áp (huyết áp thấp) nên ăn gì và kiêng gì?

    Còn theo y học hiện đại, nho chứa một hàm lượng đường tự nhiên lớn, ngoài ra nó còn có rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, axit amin, photpho, sắt và canxi.

    Thường xuyên ăn nho sẽ giúp lợi thận, bổ khí, giảm mệt mỏi căng thẳng và quan trọng nhất là tạo máu đi nuôi dưỡng cơ thể, phòng tránh tình trạng tụt huyết áp, thiếu máu não.

    Táo

    Táo rất giàu axit amin, đường và vitamin. Các nhà khoa học đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về trái táo trên bệnh nhân huyết áp thấp. Họ đã để 10 người tham gia vào cuộc thí nghiệm, tất cả đều có tiền sử huyết áp thấp.

    Các nhà nghiên cứu yêu cầu mỗi người ăn 2 quả táo/ngày trong 10 ngày, kết quả đo chỉ số cho thấy huyết áp của những người này không có dấu hiệu bị giảm đi mặc dù trước đó tình trạng này diễn ra khá thường xuyên.

    Chức năng tạo máu của táo chính là sự lý giải cho trường hợp này. Các hợp chất có trong táo giúp điều hòa quá trình trao đổi chất, loại trừ tế bào chết và tái tạo tế bào mới và tăng cường lượng hồng cầu trong máu.

    Dâu tây

    Khi được hỏi huyết áp thấp nên ăn quả gì thì dâu tây chính là câu trả lời. Các bác sĩ khuyên các bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp của mình nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho cơ thể, dâu tây là một trong số đó.

    Các chuyên gia về sức khỏe đưa ra lời khuyên đó là nên sử dụng dây tây hàng ngày, có thể sử dụng dưới dạng đồ ăn tráng miệng, sinh tố hoặc dùng trực tiếp sẽ rất có lợi cho quá trình điều trị bệnh.

    Bạn cũng thể lựa chọn Dâu tây sấy lạnh Kentary như một món ăn vặt mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Có lợi cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, đẹp da và sáng mắt.

    Chanh

    Người huyết áp thấp nên ăn hoa quả gì? Quả chanh chính là câu trả lời. Điều này nghe có vẻ lạ đúng không? Chúng ta thường sử dụng chanh để điều trị bệnh cao huyết áp, tuy nhiên nếu biết biến tấu đúng cách, chanh cũng phát huy tác dụng tuyệt vời trong việc đưa huyết áp lên cao.

    Trong các trường hợp làm việc nặng nhọc, chơi thể thao mất sức, hãy uống ngay một cốc nước chanh muối để tiếp thêm sinh lực cho
    cơ thể.

    Mía

    Mặc dù mía không phải là một loại quả nhưng mía cũng là một loại thức ăn rất tốt cho bệnh áp huyết thấp. Trong mía có lượng đường dồi dào và rất tự nhiên. Những người hay bị tụt huyết áp nên sử dụng mía hàng ngày để nạp thêm glucose cho cơ thể.

    Bị tụt huyết áp (huyết áp thấp) nên ăn gì và kiêng gì?

    Táo

    Mỗi quả táo chứa rất nhiều các axit amin, đường và vitamin. Do đó, qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu thì các nhà chuyên gia đã đúc rút ra kết quả đó là sau khi ăn táo huyết áp sẽ được nhiều lên. Táo có chức năng tạo máu nên sẽ tăng cường máu cho bản thân, điều hòa quá trình trao đổi chất…

    Hàng ngày nếu người áp huyết thấp duy trì được chế độ ăn thích hợp cùng với những thức ăn tốt cho bệnh áp huyết thấp thì chắc chắc các bạn sẽ không còn phải lo âu về cách điều trị huyết áp thấp nữa.

    Lựu

    Quả lựu chứa nhiều natri, vitamin B, vitamin C, canxi, photpho… Nước quả lựu rất giàu chất chống oxy hóa polyphenol, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây lão hóa, các bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer…

    Đối với những người bị huyết áp thấp do thiếu máu thì việc bổ sung thức ăn có chứa nhiều sắt là điều rất quan trọng. Quả lựu giúp bổ sung chất sắt và tăng cường sức khỏe giúp giảm mệt mỏi cho những người bị huyết áp thấp.

    Tác dụng của vitamin C với làn da và sức khỏe cơ thể như thế nào?

    Dứa

    Theo Đông y, dứa có tính giải khát, sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có chất bromelin – một enzyme thủy phân protid rất mạnh. Ngoài tác dụng thủy phân protid, bromelin trong dứa còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề… nên còn dùng làm nguyên liệu chữa sưng khớp và huyết áp thấp rất hiệu quả.

    Mặc dù dứa có tác dụng tốt với người bị huyết áp thấp nhưng khi sử dụng trái cây này bạn cũng cần chú ý: Với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa hay đau bụng, tiêu chảy… thì nên hạn chế dùng dứa. Không nên uống nước dứa lúc đói sẽ gây hại cho dạ dày.

    2. Người huyết áp thấp nên ăn hoa quả, rau củ gì?

    Húng quế

    Húng quế loại rau thơm này có chứa rất nhiều kali, magie, vitamin C, B5… những dưỡng chất này giúp kiểm soát huyết áp rất tốt ở những người bệnh hay bị tụt huyết áp.

    Vì vậy, nếu là nạn nhân của chứng bệnh này, mỗi buổi sáng hãy ăn từ 4-5 lá húng quế hoặc uống nước mật ong pha húng quế cũng rất tốt.

    Hạnh nhân

    Cũng tương tự như nho khô, bạn lấy 4 đến 5 quả hạnh nhân ngâm trong nước qua đêm, hôm sau lấy nó ra, tách vỏ và xay thật nhuyễn.

    Tiếp theo là cho phần hạnh nhân đã xay nhuyễn này vào một cốc sữa nóng và trộn đều. Uống đều đặn vào buổi sáng. Tập thói quen này trong vài tuần giúp bạn ngăn chặn được căn bệnh huyết áp thấp.

    Người huyết áp thấp nên ăn hạnh nhân

    Gừng

    Chữa huyết áp thấp bằng gừng là kinh nghiệm “kinh điển" được truyền lại trong dân gian. Gừng chứa những dưỡng chất có lợi cho việc tăng cường tuần hoàn máu, giúp lưu thông máu tốt hơn như amino axit và các khoáng chất.

    Các chất chống oxy hóa và hợp chất như gingerol (C17H26O4), zingerzone (C11H14O3) , shogaol (C17H24O3) trong gừng có tác dụng điều chỉnh huyết áp. Uống trà gừng mỗi ngày 2 lần để giữ huyết áp ổn định.

    Nhân sâm

    Theo y học cổ truyền, huyết áp thấp phần lớn do khí huyết hư nhược gây nên. Nhân sâm vốn là thuốc đại bổ nguyên khí, có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường trương lực mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và cải thiện quá trình cung cấp ôxy. Vì vậy, nó có tác dụng làm tăng chỉ số huyết áp.

    Củ cải đường

    Nước ép củ cải đường là một trong những bài thuốc dân gian trị chứng huyết áp thấp cực kỳ hiệu quả. Những người bị huyết áp thấp nên tập thói quen uống hai cốc nước ép củ cải đường mỗi ngày trong vòng 1 tuần. Thói quen này sẽ giúp khắc phục căn bệnh huyết áp thấp rất hiệu quả.

    Tỏi

    Tỏi chứa thành phần giúp ổn định huyết áp cùng với nhiều lợi ích sức khỏe khác. Bạn có thể ăn tỏi sống (2 tép) 1 giờ trước khi đi ngủ hoặc bổ sung khi chế biến thức ăn hằng ngày.

    Full 60 tác dụng của tỏi tươi, tỏi đen và tỏi cô đơn lý sơn

    Cây húng quế

    Lá húng quế chứa nhiều kali, magiê, vitamin C và vitamin B5 (axit pantothenic) có hiệu quả trong kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân huyết áp thấp. Bạn có thể nhai 4-5 lá húng quế vào mỗi sáng hoặc uống một thìa nước lá húng quế với mật ong hằng ngày khi đói.

    Rễ cam thảo

    Lượng chất corticoid có trong rễ cam thảo rất có lợi cho việc ức chế enzym phân hủy coricoid đồng thời hỗ trợ chức năng của adrenalin, đây là một trong những yếu tố có thể tăng huyết áp.

    Sử dụng bằng cách cho rễ cam thảo vào cốc nước sôi, ngâm một lúc cho rễ cam thảo ngấm vào nước và cho ra những có lợi, sau đó chắt lấy nước để uống. Ngoài tác dụng ngăn ngừa giảm huyết áp, rễ cam thảo còn giúp giải độc, làm mát cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá, giảm thiểu mệt mỏi.

    Táo đỏ

    Táo đỏ là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng. Táo đỏ có chứa nhiều dưỡng chất như protein, đường, lipit, canxi, photpho, sắt và rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, carotene… Táo đỏ có khả năng bổ sung sắt, tăng cường sản sinh máu cho cơ thể, bổ sung khí huyết, bổ não và phục hồi sức khỏe.

    Táo đỏ có khả năng bổ sung sắt, tăng cường sản sinh máu

    Đặc biệt, táo đỏ chứa lượng quercetin cao. Chất flavonoid và phytocbemicals trong táo đỏ giúp đẩy nhanh quá trình chống oxy hóa cũng như ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Chất quercetin trong táo đỏ có thể khuếch trương động mạch vành, giúp tăng cường lực thu co cho cơ tim nên táo đỏ tăng huyết áp cho bệnh nhân huyết áp thấp rất hiệu quả.

    Cây hương thảo

    Hương thảo được coi là thảo mộc hữu ích trong việc nâng huyết áp thấp lên mức bình thường vì nó kích thích hệ thần kinh trung ương và cải thiện lưu thông máu. Người bệnh nên dùng 10 ml hương thảo mỗi ngày.

    Cũng có thể thêm nó vào thức ăn hằng ngày hoặc thêm 3-4 giọt tinh dầu hương thảo để khuếch tán trong phòng cũng rất tốt. Massage cơ thể bằng tinh dầu hương thảo vài phút hằng ngày để giảm tình trạng huyết áp thấp. Bên cạnh đó, người bị huyết áp thấp cũng nên dùng tinh dầu phù hợp như phong lữ, bạc hà, cây bách, lá nguyệt quế.

    Nấm linh chi

    Nấm linh chi là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, không phân biệt huyết áp cao hay thấp. Nấm linh chi có tác dụng điều hòa huyết áp, tức là đối với những ai bị cao huyết áp thì sẽ giảm xuống huyết áp bình thường, còn những ai bị huyết áp thấp thì sẽ nâng lên mức cân bằng bình thường.

    Đối với những ai bị huyết áp thấp thì nên uống nấm linh chi loãng, không uống đậm đặc. Nấm linh chi có chứa các hoạt chất như: polysaccharides, germanium, axit ganoderic, sterois có tác dụng tăng lượng oxy, tăng cường tuần hoàn máu, làm sống lại các tế bào, tăng khả năng trao đổi chất và sức chịu đựng. Vì vậy nấm linh chi có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp.

    3. Một số loại thực phẩm khác dành cho người tụt huyết áp

    Trứng vịt lộn

    Trứng vịt lộn rất tốt trong việc giúp đưa huyết áp của người bị tụt huyết áp trở lại trạng thái ổn định. Ngoài ra, trứng vịt lộn còn được ăn kèm gừng tươi, rau răm, đôi khi là ăn cùng rau ngải cứu nên càng có tác dụng bồi bổ cơ thể và điều chỉnh huyết áp cho người bị bệnh huyết áp thấp.

    Trong thực đơn các món ăn tốt cho người bị huyết áp thấp, bác sĩ luôn khuyên dùng món trứng vịt lộn. Người bệnh huyết áp thấp ăn trứng vịt lộn rất tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều.

    Thịt bò

    Thịt bò là một loại thịt có chứa rất nhiều dưỡng chất, có lợi cho sự phát triển của cơ thể mà còn có lượng chất đạm cao, không chỉ thế còn cung ứng chất sắt, kẽm, cùng các vitamin B2, B6, B12, rất khả quan cho hệ miễn dịch, làm tăng quá trình tái tạo hồng cầu.

    Thịt bò là một loại thịt có chứa rất nhiều dưỡng chất

    Socola đen

    Socola có hàm lượng khá cao các khoáng chất như kali, photpho, flo, kẽm, đồng… nên rất thích hợp cho người bị huyết áp thấp. Socola tốt cho người huyết áp thấp vì hàm lượng flavon bảo vệ thành mạch máu, tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch hiệu quả.

    Nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn khoảng 30 calo socola đen mỗi ngày sẽ giúp điều trị huyết áp thấp hiệu quả sau 18 tuần mà không gây tăng cân hay các tác dụng phụ khác.

    Bổ sung thịt gà vào bữa cơm

    Trong y học, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tinh ích tuỷ, ôn trung ích khí, nhân sâm là vị thuốc quý giúp bồi bổ khí huyết, có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ trương lực mạch máu, hỗ trợ tuần hoàn huyết dịch và cải thiện quá trình cung ứng oxy.

    Mỗi tuần sử dụng một bát gà hầm sâm hoặc gà hầm thuốc bắc sẽ giúp cơ thể cải thiện nhanh chóng hiện trạng bệnh.

    Nho khô

    Đây được coi là một bài thuốc thiên nhiên vô cùng hữu hiệu trong điều trị huyết áp thấp, có tác dụng duy trì huyết áp ở mức độ ổn định bằng cách hỗ trợ các chức năng của tuyến thượng thận.

    Lấy 30 đến 40 quả nho khô ngâm trong một cốc nước và để chúng qua đêm, đến sáng hôm sau lấy nho ra ăn khi đói. Duy trì việc này đều đặn bạn sẽ nhận được kết quả tích cực sau một tháng.

    4. Tụt huyết áp nên uống nước gì thì tốt, huyết áp ổn định

    Việc chọn lựa những loại thức uống phù hợp sẽ giúp người huyết áp thấp cải thiện sức khoẻ rất tốt và điều hoà mức huyết áp ổn định hơn.

    Nước

    Thể tích máu gồm 55% huyết tương và 45% huyết cầu. Trong 55% huyết tương đó thì nước chiếm 90%, còn lại 10% là các chất hòa tan. Nếu lượng nước giảm sẽ kéo theo thể tích máu giảm và gây hạ huyết áp. Vì vậy, không uống đủ nước sẽ làm cho lưu lượng tuần hoàn giảm xuống, khiến huyết áp hạ thấp hơn.

    Uống nhiều nước là một trong những cách đơn giản nhất và hiệu quả cho người bị huyết áp thấp nhất là đối với phụ nữ mang thai không thể dùng thuốc. Để hạn chế tình trạng huyết áp thấp, bạn nên bổ sung ít nhất 1,5l nước mỗi ngày và những đồ uống tốt cho sức khỏe khác như nước ép hoa quả tươi, súp rau củ, trà dinh dưỡng và ăn thức ăn có chứa nhiều nước.

    Uống nhiều nước là một trong những cách đơn giản nhất và hiệu quả cho người bị huyết áp thấp

    Nước muối

    Muối giúp điều trị huyết áp thấp vì natri trong muối giúp làm tăng huyết áp. Bạn nên tăng lượng muối trong khẩu phần ăn của mình. Nhưng cần lưu ý tránh bổ sung thừa muối vì sẽ gây ứ nước trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

    Hòa tan một chút muối vào nước và uống để giữ huyết áp ổn định. Hãy tiếp tục uống nước muối cho đến khi huyết áp đã trở lại bình thường. Trong thời kỳ mang thai, tránh thêm nhiều muối vào bữa ăn của bạn.

    Trà gừng

    Bệnh nhân huyết áp thấp nên uống trà gừng. Các thành phần dưỡng chất có trong gừng giúp lưu thông máu, tăng áp lực máu lên thành mạch thúc đẩy tăng huyết áp, làm giảm các triệu chứng của huyết áp thấp và các biến chứng nguy hiểm khác.

    Tuy nhiên, nên uống trà gừng vào buổi sáng sẽ tốt hơn, không nên uống vào buổi tối vì một số độc tính có trong gừng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên sử dụng trà gừng.

    Rượu vang đỏ

    Rượu vang đỏ giúp ổn định huyết áp, đây là một phương pháp đơn giản, tuy nhiên khi sử dụng rượu vang đỏ chúng ta cần lưu ý sử dụng liều lượng vừa phải, nếu không sẽ cho tác dụng ngược lại. Mỗi khi có dấu hiệu hạ huyết áp như đau đầu, chóng mặt, choáng váng thì hãy uống 2 đến 3 ngụm rượu vang.

    Nước ép cà rốt

    Theo các bác sĩ, nước ép cà rốt cũng là thức uống tốt cho người bệnh huyết áp thấp nhờ công dụng cải thiện chức năng tuần hoàn máu. Người bệnh có thể uống nước ép cà rốt pha với mật ong, uống ngày 2 lần khi đói.

    Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống hoặc ăn quá nhiều cà rốt vì trong thành phần của nó còn có chứa muối succinic có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm.

    Mật ong

    Mật ong giúp giảm nhanh tình trạng hoa mắt, chóng mặt gây ra do huyết áp thấp. Bạn chỉ cần cho 2 thìa mật ong và một ít muối vào một cốc nước, khuấy đều và uống.

    42 tác dụng của mật ong rừng, mật ong nguyên chất bạn nên biết

    Nước chanh

    Uống nước chanh rất hiệu quả trong trường hợp bị huyết áp thấp do mất nước, các chất chống oxy hóa trong trái chanh có thể điều tiết khả năng lưu thông máu và cân bằng huyết áp.

    Hãy uống một cốc nước chanh pha đường hoặc pha một chút muối mỗi khi cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức do huyết áp thấp.

    Đồ uống có chứa cafein

    Cafein có tác dụng tốt trong việc tăng huyết áp và giải quyết tình trạng huyết áp thấp. Chỉ cần 2 đến 3 tách cà phê mỗi ngày để giải quyết các triệu chứng của huyết áp thấp.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể uống những đồ uống có chứa cafein khác như cacao nóng, trà, nước tăng lực, soda để cải thiện tình trạng huyết áp thấp.

    Cafein có tác dụng tốt trong việc tăng huyết áp và giải quyết tình trạng huyết áp thấp.

    Lưu ý: uống quá nhiều đồ uống có chứa cafein có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, bạn không uống nhiều hơn 400 mg cafein hoặc uống quá 4 tách cà phê mỗi ngày.

    II. Người tụt huyết áp không nên ăn gì?

    Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khoẻ, người bị huyết áp thấp còn phải hết sức lưu ý đến những loại thức ăn cần tránh trong thực đơn hằng ngày.

    Cà chua: cà chua rất giàu lycopene được chứng minh làm giảm huyết áp, các triệu chứng thường gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, người huyết áp thấp không nên dùng thường xuyên, đặc biệt là cà chua sống còn xanh.

    Các loại rau như rau diếp, cải xoăn, củ cải xanh, rau bina hoặc cà rốt, khoai tây, chuối rất giàu kali, ít natri. Việc bổ sung nhiều kali qua đường ăn uống có thể khiến thận tăng đào thải natri vào nước tiểu, chính vì vậy, sau bữa ăn nhiều các loại rau này có thể khiến bạn bị tụt huyết áp.

    Cà tím, cần tây, dưa hấu, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương… tuy cơ chế chưa rõ ràng nhưng các thực phẩm này đều có tác dụng giãn mạch, lợi tiểu và gây hạ huyết áp.

    Củ cải đường: Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng, uống nước ép củ cải đường có thể giúp người huyết áp cao giảm huyết áp nhanh chóng bởi nồng độ natri trong nước tiểu sẽ nhanh chóng tăng lên trong vòng 24 giờ sau ăn, nhưng điều này sẽ không hề tốt cho người có tiền sử bị huyết áp thấp.

    Đồ uống có cồn: Rượu, bia chỉ làm tăng huyết áp trong một thời gian ngắn bằng cách kích thích nhịp tim nhưng lại gây mất nước trong cơ thể và giãn mạch, sau giai đoạn tăng cao thì huyết áp sẽ giảm nhiều hơn.

    Đồ uống chứa nhiều đường: Người bị tụt huyết áp uống nước đường không hẳn đã tốt bởi đường dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, kéo theo nước. Nếu uống quá nhiều đồ uống có vị ngọt làm tăng mất nước qua đường nước tiểu, gây hạ huyết áp.

    Người bị tụt huyết áp uống nước đường không hẳn đã tốt

    Hạt dẻ nướng, táo mèo: đều có tác dụng giãn mạch ngoại vi, tốt cho những người cao huyết áp nhưng huyết áp thấp thì ngược lại.

    Sữa ong chúa: trong sữa ong chúa có chứa chất insulin làm tăng phản ứng hạ đường huyết, có tác dụng làm giãn động mạch và hạ huyết áp rất nhanh, nên tuyệt đối không dùng.

    Tác dụng của sữa ong chúa tươi nguyên chất với da mặt và làm đẹp

    Các thực phẩm có tính lạnh: Những thực phẩm có tính lạnh có tác dụng hạ huyết áp nên kiêng cử. Ví dụ như cần tây, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tảo bẹ, hạt hướng dương, khổ qua,…

    Hy vọng qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về những loại thực phẩm mà người bị cao huyết áp và huyết áp thấp nên dùng, cần tránh từ đó cải thiện và bảo vệ sức khoẻ tốt hơn nhé.

    Mời bạn xem thêm:

    Ăn gì bổ máu – 23 loại thực phẩm bổ sung máu nhanh nhất

    Ăn gì tốt cho gan thận, gan nhiễm mỡ và dạ dày nhất

    Cũng đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết nhé!

    Huyết áp cao, huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì cho tốt, ổn định
    5 (100%) 1 vote