Bảo vệ sức khỏe, tích cực khám bệnh, theo dõi huyết áp
Published by Massage Is Healthy on August 23rd, 2018
Thoái hóa khớp (một dạng viêm khớp) từng được coi là dấu hiệu của sự lão hóa, đây là tình trạng khi các sụn khớp bắt đầu mòn đi và gây đau. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều yếu tố phức tạp có thể gây ra bệnh thoái hóa khớp chứ không phải chỉ đơn thuần do tuổi già. Nếu hiểu rõ những yếu tố này, chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp hoặc làm chậm diễn tiến bệnh. Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ giúp bạn làm giảm nguy cơ hoặc giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp.
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng cân dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp của bạn, đặc biệt là các khớp ở hông và đầu gối. Khi bạn tăng thêm 1 kg thì áp lực đè xuống khớp gối và hông sẽ tăng lên tới 8 kg. Theo thời gian, áp lực này sẽ phá hủy các sụn trong khớp và gây ra bệnh thoái hóa khớp.
Tuy vậy, áp lực tác động lên khớp vẫn không p https://hellobacsi.com/co-so-y-te/phong-kham-y-hoc-co-truyen-sai-gon/ hải là yếu tố duy nhất. Phần cân nặng thừa ra đa số là mô mỡ. Mô mỡ sản xuất ra các protein gọi là cytokine gây viêm khắp cơ thể. Tại khớp, các cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi các chức năng của các tế bào sụn. Khi tăng cân, cơ thể của bạn sẽ sản sinh ra các protein này nhiều hơn so với bình thường. Bằng cách giảm cân, thậm chí chỉ một vài kg, bạn đã có thể làm giảm áp lực lên khớp cũng như nguy cơ viêm khớp, và đồng thời làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
Kiểm soát lượng đường huyết
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu. Lượng đường huyết cao làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Tiểu đường cũng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến mất sụn khớp. Để ngăn chặn nguy cơ bị thoái hóa khớp, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu của bản thân. Nếu bị tiểu đường, bạn hãy cố gắng duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép bằng cách uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
Tập thể dục
Một cách khác để phòng ngừa thoái hóa khớp là tích cực vận động. Bạn không cần phải tập thể dục với cường độ cao. Thật ra bạn chỉ cần tập ít nhất 30 phút với cường độ vừa phải khoảng 5 lần một tuần. https://hellobacsi.com/benh/can-thi/ Điều này sẽ giữ cho các khớp xương của bạn khỏe mạnh và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp. Ngoài ra, các bài tập cũng sẽ giúp hỗ trợ và ổn định khớp hông và đầu gối của bạn. Tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng hợp lý mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng cường sức khỏe tim phổi. Cách tốt nhất để giữ thói quen tập thể dục là hãy chọn một môn thể thao mà bạn có thể thực hiện hằng ngày. Không nhất thiết phải đi tập thể dục ở phòng gym. Bạn chỉ cần đi bộ đến các cửa hàng tạp hóa, bơi lội hoặc thậm chí làm vườn ở sân sau cũng được. Điều quan trọng là phải tìm một hoạt động mà bạn thích nhất và phù hợp với sức khỏe của bản thân để có thể duy trì tập luyện lâu dài. https://profile.ameba.jp/ameba/kienthucbenh/
Hãy luôn chú ý đến cơ thể của bạn. Nếu bạn bị đau sau khi tập luyện, và cơn đau kéo dài hơn 1 đến 2 tiếng thì lần sau bạn nên giảm cường độ lại và nên dành thời gian nghỉ ngơi giữa buổi tập nhiều hơn. Để tránh chấn thương, bạn hãy bắt đầu bài tập thật chậm và từ từ tăng dần lên, đồng thời hãy thay đổi các bài tập thể dục mỗi ngày.
Tránh chấn thương
Điều quan trọng trong quá trình tập thể dục là phải tránh chấn thương. Bởi vì nếu chấn thương, sụn của bạn sẽ rất khó lành. Các nghiên cứu đã chỉ ra trường hợp khớp bị thương sẽ có nguy cơ phát triển thành thoái hóa khớp cao gấp 7 lần so với khớp không bị chấn thương. Thậm chí gãy xương và trật khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Bạn không thể tránh được tất cả mọi chấn thương, nhưng ít nhất bạn nên hạn chế chúng đến mức thấp nhất có thể. Điều này có nghĩa là bạn cần phải mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc nâng tạ. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải nâng các vật nặng, bạn nên nghỉ giải lao giữa những lần nâng. Các nhân viên văn phòng cần đặc biệt chú trọng bảo vệ lưng của mình. Bạn nên đảm bảo chiếc ghế của bạn phải có phần dựa lưng thoải mái và vừa vặn. Hãy cố gắng tránh những chấn thương xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đó là điều quan trọng cần phải làm để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn.
Ăn uống hợp lý
Mặc dù không có chế độ ăn cụ thể cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp, nhưng có một số chất dinh dưỡng đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa. Bạn có thể tăng cường ăn những loại thực phẩm có các chất sau:
- Axit béo Omega-3. Đây là những chất béo tốt cho cơ thể được tìm thấy trong dầu cá, hạt lanh, đậu nành, quả óc chó và cá hồi. Chúng có thể giúp giảm viêm khớp;
- Vitamin C. Một nghiên cứu đã chỉ ra nếu bạn hấp thụ vitamin C hàng ngày (120-200mg/ngày) thì có thể giảm nguy cơ thoái hóa khớp gấp ba lần so với người bình thường. Vitamin C có trong ớt xanh, trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh và các loại rau xanh;
- Vitamin D. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người có nồng độ vitamin D trong máu thấp có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp hơn. Cơ thể của bạn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tạo ra nguồn vitamin D. Ngoài ra vitamin D còn có thể được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, sữa và trứng.
Trên đây là 5 cách để ngăn ngừa thoái hóa khớp, nhưng làm thế nào nếu bạn đã mắc bệnh rồi? Câu trả lời là những phương pháp trên vẫn có ích cho bạn vì chúng sẽ làm chậm tiến trình bệnh. Khi áp dụng những cách trên bạn sẽ không cần phải sử dụng nhiều thuốc giảm đau như trước nữa.
Định nghĩa
Xuất huyết dưới nhện là bệnh gì?
Xuất huyết dưới khoang nhện hay còn gọi là xuất huyết dưới nhện. Đây là sự chảy máu đột ngột vào khoang trống (khu vực dưới màng nhện) ở giữa não và lớp màng bao phủ não. Nguyên nhân thường do một động mạch bị phình ở não đứt vỡ. Tình trạng này rất nguy hiểm. Theo thống kê, lên đến 10-15% người bệnh tử vong trước khi vào đến bệnh viện. Và đến 40% chết trong tuần đầu tiên sau khi bệnh khởi phát. Khoảng một nửa tử vong trong 6 tháng đầu. Ngoài ra hơn một phần ba người sống sót có những di chứng thần kinh nặng nề.
Những ai thường mắc xuất huyết dưới nhện?
Bệnh xuất huyết dưới khoang nhện thường gặp ở người lớn hơn 50 tuổi và ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt là ở những người từng bị chấn thương đầu. Bởi vì việc tìm ra mạch máu bị phình nhưng chưa vỡ ở người không có triệu chứng khá khó nên hầu hết trường hợp xuất huyết dưới nhện không thể phòng ngừa được.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết dưới nhện là gì?
Triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết dưới khoang nhện là đau đầu đột ngột và dữ dội. Cơn đau thường nặng hơn gần phía sau đầu. Nhiều bệnh nhân cho biết đó là cơn đau đầu tồi tệ nhất và không giống bất cứ cơn đau đầu nào họ từng bị trước đây.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Giảm mức độ tỉnh táo;
- Mất khả năng vận động hay cảm giác;
- Thay đổi khí sắc và nhân cách, kể cả lú lẫn và dễ kích động;
- Đau cơ;
- Buồn nôn, nôn;
- Đau mắt;
- Sợ ánh sáng;
- Co giật;
- Cứng cổ;
- Vấn đề về thị lực.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới nhện là gì?
Các nguyên nhân gây xuất huyết dưới nhện bao gồm:
- Chảy máu từ túi phình mạch bị vỡ hoặc vỡ dị dạng động tĩnh mạch;
- Chấn thương đầu. Chấn thương thường do té ngã ở người già và tai nạn giao thông ở người trẻ;
- Dùng thuốc làm loãng máu;
- Rối loạn xuất huyết.
Trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện mà không có nguyên nhân rõ ràng (vô căn).
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc xuất huyết dưới nhện?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dưới khoang nhện, bao gồm:
- Phình mạch ở các mạch máu khác;
- Loạn sản sợi cơ và các bệnh lý mô liên kết khác;
- Tăng huyết áp;
- Có tiền sử mắc bệnh thận đa nang;
- Hút thuốc lá;
- Tiền sử gia đình có người thân mắc phình mạch máu não.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị xuất huyết dưới nhện?
Mục tiêu điều trị là giảm sưng đau và giảm mức độ co thắt mạch máu não, giảm buồn nôn và nôn, ngăn ngừa động kinh và tái xuất huyết cũng như cứu sống bệnh nhân. Việc điều trị cũng cố gắng làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng như tổn thương não vĩnh viễn (đột quỵ). Bạn thường được nằm ở phòng săn sóc đặc biệt trong bệnh viện.
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị phình mạch, loại bỏ khối máu tụ lớn hoặc giảm áp lực nội sọ. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật kẹp cổ túi phình mạch và phương pháp thả cuộn kim loại.
Ngoài ra, bạn phải được nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường và tránh các hoạt động có thể làm tăng áp lực bên trong đầu (cúi xuống, căng người).
Các loại thuốc bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng là thuốc làm mềm phân hay thuốc nhuận tràng giúp bạn không phải gắng sức khi đại tiện, thuốc điều chỉnh huyết áp, thuốc giảm đau và thuốc chống lo âu, co giật. Ngoài ra bạn còn được thở oxy và truyền dịch.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xuất huyết dưới nhện?
Bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, đặc biệt là hệ thần kinh và mắt.
Nếu nghi ngờ bạn mắc xuất huyết dưới nhện, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT phần đầu (không có thuốc cản quang) ngay lập tức để phát hiện xuất huyết. Nếu chụp CT không cho thấy xuất huyết, bác sĩ có thể tiến hành chọc dò tủy sống. Bệnh nhân bị Xuất huyết dưới nhện thường có máu trong dịch não tủy. Một số xét nghiệm khác bao gồm:
- Chụp mạch não đồ;
- Chụp CT động mạch (có sử dụng chất cản quang);
- Siêu âm Doppler xuyên sọ, để quan sát các dòng máu trong động mạch não;
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) và cộng hưởng từ mạch máu (MRA) (đôi khi).
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của xuất huyết dưới nhện?
Xuất huyết dưới khoang nhện có thể được hạn chế nếu bạn:
- Tìm hiểu tất cả những gì có thể về chấn thương của bạn. Tham gia nhóm hỗ trợ nếu bạn thấy có ích;
- Tiếp tục tái khám định kỳ với bác sĩ. Tuân thủ tất cả hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cũng có thể cần vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp và trị liệu ngôn ngữ;
- Nhận diện và điều trị phình mạch đúng mức để ngăn ngừa bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.