BẠN CÓ ĐANG BỊ MẮC CÁC BỆNH DẠ DÀY DƯỚI ĐÂY KHÔNG?
Published by Massage Is Healthy on August 22nd, 2018
Liệu có gì còn tệ hơn cả bệnh đau dạ dày? Đó chính là ợ chua, tiêu chảy và đau bụng - biểu hiện của căn bệnh mang tên bệnh cúm dạ dày.
Dù có tới 20 triệu ca mắc cúm dạ dày mỗi năm tại Mỹ, rất nhiều người vẫn còn cảm thấy lạ lẫm về căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh là các virus tấn công dạ dày và ruột. Dưới đây là 13 điều bạn nên biết về kiến thức bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi (tên khoa học của cúm dạ dày):
Dù có tới 20 triệu ca mắc cúm dạ dày mỗi năm tại Mỹ, rất nhiều người vẫn còn cảm thấy lạ lẫm về căn bệnh này.
Vắc-xin phòng cúm không hiệu quả với bệnh cúm dạ dày
Khi nói về cúm, mọi người thường nghĩ đó là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus gây ra. Chúng tấn công đường hô hấp, lan truyền nhanh chóng và tạo ra những cơn đau đầu, sổ mũi, hắt hơi. Tiêm vắc-xin sẽ giúp bạn ngăn ngừa loại virus này tấn công cơ thể. https://community.wikia.com/wiki/User:Massageishealthy
Tuy nhiên, biện pháp này không thể bảo vệ bạn khỏi những virus có trong dạ dày. Gary Rogg, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Montefiore, New York cho biết, các triệu chứng của cúm bao tử khá giống cảm cúm thông thường bao gồm buồn nôn, sốt nhẹ. Điều này khiến không ít người lầm tưởng bản thân bị cúm thông thường thay vì cúm dạ dày.
Norovirus là nguyên nhân gây ra cúm dạ dày
Đừng đổ lỗi cho bệnh cúm vì nguyên nhân thật sự gây ra những vấn đề trong đường ruột của bạn là norovirus. Đây là một loại virus thường gây viêm ruột ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, giống như adenovirus và astrovirus. Norovirus có khả năng lây lan nhanh chóng tới bất kì người nào, tạo các ổ dịch bệnh ở những nơi công cộng như trường học, sân bay, bệnh viện hay viện dưỡng lão.
So với các loại virus khác, norovirus sở hữu sức sống đáng kinh ngạc trong đường ruột. Các chuyên gia y khoa khuyến cáo, hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Đồng thời, bạn cũng cần tránh chuẩn bị thức ăn và giặt quần áo nếu đang bị bệnh. Sử dụng găng tay cũng là giải pháp hữu hiệu nếu điều kiện không cho phép.
Bệnh cúm bao tử sở hữu tốc độ lan truyền cực kì nhanh.
Bệnh cúm dạ dày dễ lây
Bệnh cúm bao tử sở hữu tốc độ lan truyền cực kì nhanh. Các virus chủ yếu phát tán từ phân nhờ các loại côn trùng như chuột gián, ruồi... Theo tiến sĩ Rogg, giữ vệ sinh là biện pháp phòng vệ căn bệnh này tốt nhất. Ryan Madanick, chuyên gia tiêu hóa kiêm trợ lý y khoa tại trường Đại học Y North Carolina, Chapel Hill, NC khuyến cáo, bạn nên rửa tay cẩn thận sau khi thay tã hoặc tắm cho trẻ bị cúm bao tử. Nếu có thể, hãy vệ sinh cơ thể thường xuyên nếu có người trong gia đình mắc bệnh này.
Không hoàn toàn do tiêu thụ thực phẩm
Viêm dạ dày ruột siêu vi không hoàn toàn giống ngộ độc bởi chúng không bắt nguồn từ thực phẩm bẩn hoặc khuẩn salmonella. Tuy nhiên, norovirus lại là nguyên nhân số một gây ra ngộ độc thực phẩm tại Mỹ. Vì vậy, bạn cũng có thể mắc bệnh do tiêu thụ thức ăn, nước bẩn. Ngoài ra, cúm dạ dày có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc dùng chung đồ.
Triệu chứng của bệnh cúm dạ dày thường xuất hiện chậm
Tiến sĩ Madanick giải thích, tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày sẽ không quật ngã bạn ngay sau khi nhiễm virus cúm dạ dày. Thường bệnh sẽ phát triển dần dần trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, tiêu thụ những thực phẩm bẩn có thể đẩy nhanh quá trình lây lan sau khi bạn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Chỉ sau vài giờ, các triệu chứng sẽ có chuyển biến xấu như nôn mửa và tiêu chảy.
So với các loại virus khác, norovirus sở hữu sức sống đáng kinh ngạc trong đường ruột. https://armchairgm.wikia.com/wiki/User:Massageishealthy
Bị cúm dạ dày có nguy cơ mất nước
Bạn cần bổ sung thêm nước trong khi bị tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra, các khoáng chất điện giải khác như natri, kali cũng cần phải được tăng cường tiêu thụ. Hãy uống Pedialyte hoặc các dung dịch điện giải tương tự có chứa muối, đường và nước khi bị tiêu chảy nhiều lần. Những loại đồ uống thể thao không phải là lựa chọn tốt nhất bởi các thành phần trong chúng không dành cho người bị tiêu chảy và nôn mửa.
Bạn cần cố gắng hạn chế tiêu thụ soda, nước trái cây chứa đường, trừ khi để bổ sung thêm chất điện giải. Tiến sĩ Rogg cho biết, sai lầm lớn nhất của người bệnh là cố gắng uống nhiều nước. Bổ sung quá nhiều nước sẽ làm loãng các chất điện phân vẫn có trong cơ thể, làm những triệu chứng của tiêu chảy trầm trọng thêm.
Người bị cúm dạ dày có thể tự hồi phục
Cúm dạ dày và ngộ độc thực phẩm thường tự khỏi và hiếm khi cần điều trị bằng thuốc. Bệnh sẽ chuyển biến tốt hơn sau 2-3 ngày. Rusha Modi, ThS, bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột và trợ lý giáo sư y học lâm sàng tại Trung tâm Y tế Keck ở California cho hay, dù là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc, norovirus lại không nguy hiểm như salmonella và các loại vi khuẩn khác vốn có thể khiến bạn phải nhập viện hay tiềm tàng nguy cơ tử vong.
Bạn cần bổ sung thêm nước trong khi bị tiêu chảy và nôn mửa.
Lưu ý sử dụng thuốc khi bị cúm dạ dày
Dù không có phương pháp điều trị cụ thể, bạn vẫn có thể hạn chế các triệu chứng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục căn bệnh này bằng một vài loại thuốc. Các thuốc có chứa bismuth subsalicylate (như Pepto-Bismol) sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng các loại thuốc này. Một số loại thuốc đặc hiệu có thể giảm bớt đau bụng và tiêu chảy, tuy nhiên bạn cần tránh sử dụng nếu đại tiện ra máu hoặc sốt cao.
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch tễ tại Anh, một khi thấy máu trong phân hoặc phần nôn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa ngay lập tức. Dù tiêu chảy không phải là triệu chứng đáng báo động, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp phải tình trạng này kèm với tinh thần bất ổn, tiểu ít hoặc nước tiểu đậm màu. Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nếu các triệu chứng như thường xuyên nôn ra chất lỏng hoặc sốt trên 38,5 độ không có chiều hướng giảm sau 3 ngày liên tục.
Người có nguy cơ mắc bệnh cúm dạ dày cao nhất
Bởi hệ miễn dịch chỉ đang trong giai đoạn phát triển, trẻ nhỏ dễ mắc virus hơn người trưởng thành. Tiến sĩ Rogg cho biết, những người cao tuổi cũng dễ mắc cúm dạ dày và phải mất nhiều thời gian để phục hồi.
Ngoài ra, bất cứ ai mắc những căn bệnh mãn tính như tim, hen suyễn, ung thư, thận, HIV hoặc đang đang dùng thuốc hạn chế hệ miễn dịch đều có nguy cơ đối mặt với căn bệnh cúm dạ dày cực cao.
Bất cứ ai mắc những căn bệnh mãn tính như tim, hen suyễn, ung thư, thận, HIV hoặc đang đang dùng thuốc hạn chế hệ miễn dịch đều có nguy cơ đối mặt với căn bệnh cúm dạ dày cực cao.
Ăn uống chậm rãi để phòng ngừa cúm dạ dày
Khi hết buồn nôn và giảm tần suất tiêu chảy, bạn sẽ cảm thấy đói. Debby Herbenick, nhà dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) khuyến cáo, đừng nên ăn quá nhiều khi đang dần hồi phục cho đến khi cảm thấy khỏe mạnh hoàn toàn. Bạn nên chia đều khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ và uống nước để làm dạ dày dần hồi phục. Dạ dày quá tải do tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo có thể làm bạn mắc bệnh trở lại.
7 dấu hiệu nguy hiểm thường bị người đau dạ dày bỏ qua
Dù nguy hiểm và gây cảm giác đau đớn, khó chịu nhưng các triệu chứng, biểu hiện của đau dạ dày thường bị rất nhiều người chủ quan bỏ qua, không đi khám và tìm phương pháp điều trị sớm, dẫn đến bệnh trở nặng.
Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mà ai cũng cần biết để nếu gặp thì sớm có phương pháp điều trị kịp thời:
Nếu chứng biếng ăn xuất hiện ở trẻ nhỏ cũng không nên loại bỏ khả năng bé bị bệnh đau dạ dày, thông thường các bậc phụ huynh hay chủ quan cho rằng con mình chỉ lười ăn bình thường mà không đưa đi khám chữa.
Một số người cảm thấy bụng căng, hơi đau, người khác thì bị cơn đau dai dẳng nhưng không nghiêm trọng hoặc một số khác thì đau liên tục, có khi còn bị đau lây cả vùng ngực.
Các bệnh về dạ dày luôn là nỗi ám ảnh và gây ra những ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Không những thế nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, các bệnh này sẽ phát triển nặng hơn và đe dọa tới tính mạng. Do vậy, cần hết sức cảnh giác với các căn bệnh dạ dày và đường tiêu hóa.
Bệnh lâm sàng thường gặp là viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, loét tá tràng, sỏi dạ dày, khối u lành tính và ác tính của dạ dày, cũng như bệnh sa niêm mạc, giãn nở dạ dày cấp tính, tắc môn vị.
Công thức 1: Bao tử heo hấp trứng
Thành phần chính: Bao tử heo, trứng
Công thức chế biến:
1 bao tử heo làm sạch, rồi nhồi vào trong bao tử 7 hoặc 8 quả trứng gà ta đã đánh đều.
Bao tử heo nhồi trứng gà cho vào nồi, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm nếm gia vị.
Thông thường chỉ cần dùng 2-3 lần là khỏi.
Hiệu quả kiểm nghiệm từ phương pháp: Sau khi thực hành 3 lần, đến lần thứ 2 đã dần dần khỏi hẳn.
Phương pháp cực kỳ đơn giản, các bạn có nhu cầu có thể thử ngay.
Công thức 2: Canh bao tử heo nấu tiêu
Thành phần: 1 bao tử heo, 10 gram tiêu, 7 lát gừng, 20 gram thiên ma.
Cách làm: Bao tử heo làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm nếm gia vị.
Cách dùng: Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí.
Công thức 3: Canh bao tử heo nấu táo đỏ
Toa thuốc bao tử heo nấu táo đỏ, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng một muỗng canh, hoặc bạn cũng có thể dùng canh bất cứ lúc nào. Toa thuốc bao tử heo nấu táo đỏ này có tác dụng thuận khí khai vị, điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, đồng thời có tác dụng ích khí, dưỡng vị, thích hợp với những ai thận yếu.
Nguyên liệu: 1 bao tử heo, táo đỏ 30 gam, gừng 50 gam, rượu hoa tiêu 50 gam, sơn trà 10 gram, đường nâu lượng vừa phải, nước tinh khiết.
Các bước thực hiện:
Bao tử heo rửa sạch: Lộn trái bao tử, rửa trực tiếp dưới vòi nước, dùng dao cạo sạch màng nhầy. Giữ nguyên bề trái, cho bột mỳ vào bóp thật kỹ để bao tử ra nhớt. Tiếp tục cho muối vào, bóp xát mạnh tay nhiều lần trước khi rửa lại. Chần bao tử vào nước sôi, vớt ra rửa lại, chà chanh thật đều cho trắng, lộn ngược, dùng dao cắt bỏ bớt lớp mỡ bám bên ngoài.
Chuẩn bị sẵn sàng các thành phần rửa sạch.
Cho bao tử heo đã làm sạch vào nồi áp suất, thêm táo đỏ, gừng và một phần rượu hoa tiêu nhồi vào trong bao tử heo.
Phân nửa táo đỏ, gừng và rượu hoa tiêu thì ướp bên ngoài bao tử heo.
Thêm vào lượng nước vừa đủ, lượng nước nhất định phải ngập qua bề mặt của bao tử, nước có thể nhiều một chút, tránh thêm nước khi nấu.
Đậy nắp lại, để lửa lớn, đợi đến khi nồi áp suất có hơi bốc ra (phát ra tiếng kêu), lại tiếp tục nấu thêm 20 phút trên ngọn lửa lớn. Sau đó tắt bếp.
Đợi đến khi khí trong nồi bốc hết ra thì mở nắp, tuỳ theo sở thích cá nhân, mà cho vào lượng vừa đủ sơn trà và đường nâu. Đậy nắp và nấu thêm 20 phút.
Đợi đến khi khí trong nồi bốc hết ra thì mở nắp! Nếu bạn cảm thấy nước canh hơi nhiều, có thể mở nắp, nấu trên lửa lớn để hút bớt nước canh! Dùng kéo cắt bao tử heo thành miếng nhỏ, vừa tiện lợi lại vừa ngon!
Mẹo hay
Với món bao tử heo, người nội trợ thường mất nhiều thời gian để sơ chế, nhưng đôi khi vẫn còn mùi, thì hãy thử cách sau: Lộn trái bao tử, lấy hết màng mỡ, sau đó làm nóng chảo nhôm, cho bao tử vào, đảo nhanh tay cho săn, lấy ra cạo sạch nhớt, tiếp tục làm nóng chảo và cho bao tử vào làm như vậy đến lần thứ ba thì cho ngay vào một ít nước mắm loại ngon, đảo nhanh tay khoảng hai phút rồi lấy ra, cạo nhớt, chà lại với muối và dùng chanh chà xát, xả nước thật mạnh. Với cách này bao tử heo sạch trắng, hoàn toàn hết mùi tanh!